Vài dòng về vệ sinh mũi
Vệ sinh mũi đúng cách: thấy nhiều bé nhỏ hỷ mũi không đúng cách dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài hoặc ảnh hưởng đến tai giữa nên tôi thấy quan trong là hỷ mũi và sử dụng các thuốc nhỏ mũi đúng cách. Lúc hỷ nên hỷ từng bên một, một bên mũi nên dùng tay ấn bịt lại cho áp lực dồn sang mũi bên kia. Không bịt thì áp lực giảm đi , không đủ để đẩy chất nhầy đàm ra, ngược lại nếu lỡ bịt hai bên thì áp lực mạnh đẩy dồn chất dịch đi vào tai giữa có thể gây viêm tai giữa. Nếu mũi nghẹt quá gây khó khăn khi vệ sinh mũi thì nên dùng thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch máu (không cần toa) trong thời gian đầu khi bắt đầu bệnh, dùng 3-4 lần 1-2 nhát xịt mỗi bên trong ngày từ 4-10 ngày liên tục. Không lạm dụng quá liều hay dài ngày gây tổn thương niêm mạc mũi. Khi tác dụng co mạch bắt đầu thì mũi sẽ đỡ nghẹt, lúc đó vệ sinh mũi là tốt nhất. Có thể xịt ít dung dịch nước muối biển vô mũi để đàm lỏng ra dễ hỷ ra hoặc rửa mũi như bên dưới. Nếu nghẹt mũi lâu dài nên đi khám loại trừ các bênh như dị ứng, viêm mũi polyp, dị vật, ung thư, hoặc dùng thuốc nhỏ mũi co mạch lâu dài gây tổn thương niêm mạc mũi. Nếu cần thiết thuốc xịt giảm viêm chứa corticoid sẽ được kê toa lên và dùng kèm với nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mũi co mạch, ngày 2 lần, mỗi bên 1-2 nhát. Thuốc giảm viêm chứa corticoid có thể dùng lâu dài, vài tuần, có khi vài tháng, đa phần cho các tình trạng viêm mũi, xoang cấp, viêm dị ứng, hoặc polyp mũi trên nền dị ứng.
Rửa mũi với nước muối sinh lý
Đây là một trong những cách chữa trị viêm đường hô hấp trên rất hiệu quả đối với các bệnh như viêm mũi, xoang vì siêu vi, vi khuẩn cấp tính, viêm mũi xoang dị ứng và viêm mũi xoang mãn tính với polyp trong tình trạng cấp tính. Khi niêm mạc đường hô hấp viêm nó trở nên phù nề, tiết dịch tạo ra nền bám cho các vi khuẩn, cản trở sư thông thoáng của các xoang mũi và của mũi gây lâu dài thành viêm xoang cấp siêu vi sang viêm vi khuẩn cần sử dụng kháng sinh hoặc để lâu dài dẫn đến viêm xoang mãn tính.
Rửa mũi với nước muối sinh lý (nếu chính xác là nồng đồ NaCl 0,9%), nhưng mình chỉ nói pha sao khi nến thấy vị nước muối nhạt nhẹ là vừa (hoặc có thể mua sẵn tiệm thuốc bịch muối họ đề nên pha với bao nhiêu dung dịch nước ấm, ở Vn có thể mua sẵn nước muối sinh lý), để không kích thích niêm mạc. Khi rửa là hơi cuối đầu xuống và nghiêng sang một bên, bơm nước muối pha đó vào bên mũi phía trên (tránh hít vô gây ra nước sộc lên mũi làm khó chịu) sang đường mũi bên kia. Sau đó hỷ dịch trong mũi từ hai bên ra. Làm cả hai bên đến khi không cảm giác chất nhầy bên trong. Bạn có thể rửa mũi 1-3 lần trong ngày tùy vào tình hình chảy dịch, nghẹt của bạn. Nhiều khi khi các triệu chứng viêm đường hô hấp trên ko bắt đầu với chảy mũi trước mà đau họng và thấy dịch mũi chảy ra sau. Lúc đó rửa mũi cũng có hiệu quả vì dịch mũi chảy ra sau khó hỷ ra và đem các dịch khuẩn làm viêm họng hay viêm cuống phổi. Rửa mũi được cho là cách chữa bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả tương đương như dùng kháng sinh đúng lúc, nói chuẩn hơn là dùng đúng lúc và sớm thì thời gian khỏi bệnh được rút ngắn và tránh được thuốc kháng sinh. Lúc dị ứng thì rửa mũi trong ngày hay trước khi ngủ thì giảm nồng độ phấn hoa, chất gây dị ứng cho niêm mạc mũi, xoang làm giảm triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra (chảy mũi, hắt xì, nghẹt mũi, khó thở hay ho do asthma dị ứng).
Khi bé lớn hơn, tầm từ 5-7 tuổi trở lên (khi biết điều chỉnh hơi thở, biết hít vô, thở ra) có thể khuyến khích bé rửa mũi. Khi bé biết tác dung ruẳ mũi giúp bé thở tốt hơn, bớt nghẹt hơn thì sau thời gian bé tự rửa cho mình.
Dưới đây vài hình về dụng cụ ruẳ mũi với nhiều dạng và cách ruẳ (bơm, đổ, có lỗ dùng tay che và mở điều chỉnh tốc độ nước chảy) và giá cả ( 1-2 ngàn - 5-6 ngàn). Bạn có thể mua ở tiệm thuốc hay ở nơi bán dụng cụ y tế, DM và Rossman cũng có.
Video cách rửa nếu bạn đọc chưa hình dung được
https://youtu.be/YoA1uwmIzOI
https://youtu.be/m8RduTF_-pk
https://youtu.be/XjpjRnOVzIkKhi bé còn nhỏ thì dùng hút mũi :
Dụng cụ hút mũi cho các bé sơ sinh đến tuổi tự hỷ mũi giỏi. Hỷ mũi giỏi là hỷ sạch hết tiết nhờn trong mũi ra chứ vẫn còn sót thì môi trường cho vi khuẩn vẫn còn. Dù gắn vào máy hút bụi và dùng sức máy để hút nhưng nó không làm hại niêm mạc mũi vì đầu hút đã đươc thiết kế giảm độ mạnh đó vừa đủ để hút chất nhày ra. Dùng bằng máy hút bụi thì chức năng hút mạnh hơn những dung cụ hút bằng miệng hay chạy bằng pin, và cái chính là những chất nhờn trong hốc mũi cũng được hút ra tránh dẫn đến viêm nặng hơn hay giảm đi phần viêm sang các xoang, và đường hô hấp dưới ( phổi, phế quản).
Trước khi hút nên nhỏ / xịt nước muối sinh lý vào 2 bên mũi rồi cầm dụng cụ hút ra, lặp lại đến khi chất nhầy hút ra bắt đầu trong và bớt nhày, trong ngày hút nhiều lần khi thấy cần thiết, nhất là trước khi bé bú và trước khi ngủ. Trong lúc bú hay ngủ thấy hiện tượng bé khó thở vì đầy mũi thì cũng nên hút cho bé. Có nhiều bé bú bị sặc sữa lên mũi thi dụng cụ này cũng rất tốt để hút sữa ra khỏi mũi trước khi bé sặc sữa vào phổi.
Trước mỗi lần dùng, nhất là những lần đầu tiên nên giải thích nhiều lần cho bé biết rằng hút thế này bé sẽ dễ thở và dễ bú sữa hơn. Bé sẽ hiểu và bớt sợ tiếng máy từ máy hút bụi ra!
Bên Hung hầu như gia đình nào cũng có một dụngo cụ này vì nó trở thành một cái tối thiểu trong hộc thuốc gia đình như vit C, thuốc giảm sốt, giảm viêm....
Dùng xong có thể hấp hay luộc cuối ngày, trong ngày thì súc sạch và ngâm qua nước sôi.Nhưng không lạm dụng máy hút mũi, chỉ cần thiết khi thấy bé khó thở, gây khó bú và ngủ, không dùng như cách vệ sinh hàng ngày.
Video hút mũi bằng máy hút bụi
https://www.youtube.com/watch?v=_G23qUqkoB8&ab_channel=babadoktor
Szakterületek

Általános fül- orr- gégészet
A fül, az orr és melléküregek, a torok, a gége, a nyálmirigyek, és a...
Allergológia
A felső- és alsó légúti allergiás betegségek, szénanátha...
Foniátria
A rekedtség, és a hangképzés egyéb problémáinak kivizsgálása és...
Gyermek
fül- orr- gégészet
Gyermekek fül- orr- gégészeti betegségeinek diagnosztikája és...

Szédülésdiagnosztika,
otoneurológia
Szédüléssel, bizonytalansággal járó betegségek diagnosztikája az...

Középfül- és oldalsó
koponyaalap sebészet
Ismertető az orvosaink által is végzett, gyakoribb fül- orr-...
